Hướng dẫn cài đặt windows server 2016 trên Vmware

Sử dụng phần mềm ảo hóa để đáp ứng nhu cầu sử dụng đối với những người dùng máy tính không còn là khái niệm quá xa lạ. Một trong những phần mềm ảo hóa máy tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay có thể kể đến Vmware. Người dùng có thể sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows trên máy macOS hoặc Linux bằng cách cài đặt windows server 2016 trên Vmware để cài đặt máy ảo dùng Windows.

Vmware là gì?

Vmware là một phần mềm ảo hóa được cung cấp bởi công ty WMware, một công ty con của Dell Technologies. Người dùng máy tính có thể sử dụng cùng lúc nhiều máy ảo trên một máy tính vật lý thực thông qua phần mềm Vmware. Các máy ảo này có thể sử dụng các hệ điều hành khác nhau như MacOS, Windows, Linux… đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. 

cài đặt windows server 2016 trên vmware
Vmware là một phần mềm ảo hóa

Vmware hoạt động tốt nhất nếu cấu hình của máy ở trạng thái tốt nhất. Các máy tính ảo của Vmware trên thực tế đều hoạt động và lưu trữ trên bộ nhớ phần cứng của máy như RAM và main board. Do đó, máy tính có cấu hình càng mạnh thì lượng không giản ảo càng nhiều và Vmware hoạt động càng tốt và mượt mà hơn. Các máy ảo của Vmware cũng sẽ chia sẻ và sử dụng cùng nguồn tài nguyên mạng.

Ưu điểm của Vmware

Phần mềm ảo hóa Vmware hiện nay được nhiều người dùng cá nhân và tổ chức sử dụng rộng rãi nhờ sở hữu các ưu điểm vượt trội. Các tổ chức ưu tiên sử dụng phần mềm Vmware trong quá trình hoạt động nhằm giảm bớt các công việc hành chính đơn giản cho bộ phận IT. Vmware còn giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng để lắp đặt thêm máy sử dụng hệ điều hành khác.

Ảo hóa máy chủ hoàn toàn miễn phí

Ưu điểm đầu tiên của phần mềm ảo hóa Vmware phải kể đến tính năng ảo hóa máy chủ hoàn toàn miễn phí của phần mềm. Người dùng chỉ cần tải phần mềm từ website chính thức của WMware mà không cần phải trả thêm bất kỳ khoản phí phát sinh nào. Đây là điểm cộng lớn của Vmware khi tiết kiệm tối đa các chi phí mà người dùng phải bỏ ra để sử dụng các hệ điều hành khác cho nhu cầu sử dụng.

Tương thích với nhiều hệ điều hành 

Phần mềm ảo hóa Vmware được sử dụng rộng rãi với cả người dùng cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp nhờ khả năng tương thích với đa dạng các hệ điều hành. Không chỉ riêng hệ điều hành Microsoft với Windows 10, Vmware còn có thể tương thích với các hệ điều hành như macOS, Linux, … Vmware hoạt động như nhau ở từng hệ điều hành, không gây khó khăn cho người sử dụng phần mềm.

Dễ dàng chuyển đổi giữa các máy ảo

Trên thị trường hiện nay có nhiều phần mềm ảo hóa máy chủ và tạo máy ảo, tuy nhiên Vmware lại được ưu tiên nhờ sự dễ dàng khi chuyển đổi giữa các máy ảo. Đa số các phần mềm ảo hóa khác đòi hỏi người dùng phải khởi động lại máy hoặc xảy ra tình trạng đứng máy khi đổi máy ảo. Vmware tạo sự tiện lợi và dễ dàng khi cung cấp không gian cho các máy ảo hoạt động cùng lúc và chuyển đổi nhanh chóng.

Được công ty cập nhật định kỳ (bổ sung tính năng và khắc phục lỗi)

WMware luôn cố gắng cập nhật và khắc phục Vmware định kỳ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm. Các lỗi và trục trặc của phiên bản Vmware trước sẽ được sửa và khắc phục ở phiên bản mới nhằm mang đến trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng. Bên cạnh đó, WMware luôn cố gắng bổ sung các tính năng mới cho Vmware nhằm tối đa hóa hiệu quả và nâng cao niềm tin của người dùng.

Cách cài đặt windows server 2016 trên Vmware

Người dùng máy tính các hệ điều hành khác ngoài Microsoft có thể cài đặt windows server 2016 trên Vmware bằng cách tạo ra một máy ảo mới. Để cài đặt windows server 2016 trên Vmware, người dùng thực hiện các thao tác theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Tải xuống hình ảnh ISO Windows server 2016 về bộ nhớ của máy tính chủ. Người dùng có thể đặt lại tên cho tệp hình ảnh để tránh các trục trặc xảy ra trong quá trình cài đặt do tên file ISO quá dài.
  • Bước 2: Tải phần mềm ảo hóa Vmware trên trang chủ website của WMware.
  • Bước 3: Mở phần mềm Vmware, chọn Create a New Virtual Machine.
  • Bước 4: Nhấn chọn mục “Install disc image file (iso)”, 
  • Bước 5: Chọn mục Browse và chọn tệp hình ảnh ISO Windows server 2016 vừa tải xuống trong ổ đĩa nhớ, nhấn Open, chọn Next.
cài đặt windows server 2016 trên vmware
Chọn file iso windows server 2016 vào Vmware
  • Bước 5: Ở mục Guest operating system, đánh dấu chọn Microsoft Windows và tìm lựa chọn Windows Server 2016 trong bảng “Version”.
  • Bước 6: Đặt tên cho máy ảo vừa tạo được và chọn ổ đĩa sẽ lưu trữ máy ảo này.
cài đặt windows server 2016 trên vmware
Chọn server windows 2016 và lưu tên máy ảo
  • Bước 7: Chọn dung lượng ổ cứng cho máy ảo vừa tạo. Trong trường hợp không biết nên nhập dung lượng bao nhiêu, người dùng có thể chọn mức dung lượng 60GB.
  • Bước 8: Nếu người dùng cảm thấy chưa hài lòng với các cài đặt của máy ảo, người dùng có thể điều chỉnh và thay đổi tại Customize Hardware. Lưu ý, người dùng nên lựa chọn bộ nhớ RAM từ 2GB trở lên để tạo điều kiện cho máy ảo hoạt động tốt nhất.
  • Bước 9: Chọn Finish khi người dùng đã cảm thấy hài lòng với các cài đặt windows server 2016 trên Vmware. 
cài đặt windows server 2016 trên vmware
Tùy chỉnh hardware nếu cảm thấy chưa hài lòng

Kết luận

Vmware là một phần mềm ảo hóa máy chủ, giúp người dùng có thể sử dụng cùng lúc nhiều hệ điều hành khác nhau thông qua các máy ảo. Với những người dùng sử dụng máy chủ với các hệ điều hành khác ngoài Microsoft, người dùng có thể cài đặt windows server 2016 trên Vmware để sử dụng. Với cách làm đơn giản, người dùng có thể tự cài đặt máy ảo windows server 2016 tại nhà.