Trên thị trường hiện nay đã có 4 phiên bản Windows 10, bao gồm Home, Pro Enterprise và Education. Các phiên bản có những nét tương đồng nhất định cũng như có những điểm khác biệt so với nhau. Những người mới sử dụng Windows 10 sẽ không biết nên sử dụng phiên bản nào để phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm và ưu nhược điểm của các phiên bản Windows 10 trên.
Contents
Tổng quan về Windows 10
Hệ điều hành Windows 10 bản quyền là hệ điều hành do Microsoft phát triển và được cấp giấy phép bản quyền thương mại. Người dùng có thể mua Windows bản quyền thông qua Microsoft hoặc mua các đĩa DVD để cài đặt Windows bản quyền cho máy. Các cửa hàng hoặc công ty sản xuất máy tính cũng thường cài đặt sẵn hệ điều hành Windows có bản quyền cho máy. Các phiên bản trên thị trường gồm:
- Windows 10 Home
- Windows 10 Pro
- Windows 10 Enterprise
- Windows 10 Education
Ưu nhược điểm của các phiên bản Windows 10
Hãy cùng tìm hiểu các đặc điểm cũng như ưu và nhược điểm của các phiên bản Windows 10 trên thị trường hiện nay.
Windows 10 Home
Windows 10 phiên bản Home hỗ trợ tất cả máy có cấu hình 32bit và 64bit với mô hình cấp phép Retail và OEM. Windows 10 Home cần RAM tối đa 4GB (32bit) và 128GB (64bit).
Ưu điểm của Windows 10 Home
- Có các tính năng như: N-Edition, Continuum, Cortana, Mã hóa thiết bị phần cứng, Microsoft Edge, Đăng nhập tài khoản Microsoft, Quản lý thiết bị di động, Desktop ảo và Windows Hello.
- Có hỗ trợ nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Home lên phiên bản Pro hoặc Enterprise.
Nhược điểm của Windows 10 Home
- Không có các tính năng: Assigned Access 8.1, BitLocker và EFS, Hyper-V, Azure Active Directory, Private Catalog, AppLocker, Branch Cache, Credential Guard, Device Guard, DirectAccess, Start Screen Control, Kiểm soát trải nghiệm người dùng, Windows To Go, Long Term Servicing Branch.
- Không có các tính năng cho doanh nghiệp: Lưu trữ doanh nghiệp, Current Branch for Business, Active Directory Member, Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp, Chế độ Internet Explorer Doanh nghiệp, Windows Update cho doanh nghiệp.
- Tính năng kết nối máy tính từ xa chỉ áp dụng cho máy khách.
- Không hỗ trợ nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Pro lên phiên bản Enterprise.
Windows 10 Pro
Windows 10 phiên bản Pro có cả 3 mô hình Retail, OEM và Volume, hỗ trợ máy có cấu hình 32bit và 64bit. Phiên bản Pro cần mức RAM tối đa 4GB (32bit) và 512GB (64bit).
Ưu điểm của Windows 10 Pro
- Có các tính năng như: N-Edition, Continuum, Cortana, Mã hóa thiết bị phần cứng, Microsoft Edge, Đăng nhập tài khoản Microsoft, Quản lý thiết bị di động, Desktop ảo, Windows Hello, Hyper-V (áp dụng cho cấu hình 64bit), Azure Active Directory và Private Catalog.
- Có các tính năng cho doanh nghiệp: Lưu trữ doanh nghiệp, Current Branch for Business, Active Directory Member, Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp, Chế độ Internet Explorer Doanh nghiệp, Windows Update cho doanh nghiệp.
- Có tính năng kết nối máy tính từ xa cho cả máy chủ và máy khách.
- Có hỗ trợ nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Home lên phiên bản Pro hoặc Enterprise.
- Có hỗ trợ nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Pro lên phiên bản Enterprise.
Nhược điểm của Windows 10 Pro
Không có các tính năng
- AppLocker
- Branch Cache
- Credential Guard
- Device Guard
- DirectAccess
- Start Screen Control
- Kiểm soát trải nghiệm người dùng
- Windows To Go
- Long Term Servicing Branch.
Windows 10 Enterprise
Windows 10 phiên bản Enterprise hỗ trợ cả cấu hình 32bit và 64 bit với mô hình cấp phép Volume. Phiên bản này đòi hỏi mức RAM tối đa là 4GB (32bit) và 512GB (64bit).
Ưu điểm của Windows 10 phiên bản Enterprise:
- Có các tính năng như: N-Edition, Continuum, Cortana, Mã hóa thiết bị phần cứng, Microsoft Edge (ngoại trừ LTSB), Đăng nhập tài khoản Microsoft, Quản lý thiết bị di động, Desktop ảo, Windows Hello, Hyper-V (64bit), Azure Active Directory và Private Catalog, Branch Cache, Credential Guard, Device Guard, DirectAccess, Start Screen Control.
- Kiểm soát trải nghiệm người dùng, Windows To Go, Long Term Servicing Branch.
- Có các tính năng cho doanh nghiệp: Lưu trữ doanh nghiệp, Current Branch for Business, Active Directory Member, Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp, Chế độ Internet Explorer Doanh nghiệp, Windows Update cho doanh nghiệp.
- Có tính năng kết nối máy tính từ xa cho cả máy chủ và máy khách.
- Có hỗ trợ nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Pro lên phiên bản Enterprise.
Nhược điểm Windows 10 Enterprise
Không hỗ trợ nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Home lên phiên bản Pro hoặc Enterprise.
Windows 10 Education
Tương tự như Windows 10 phiên bản Enterprise, Windows 10 phiên bản Education cũng hỗ trợ cả cấu hình 32bit và 64 bit với mô hình cấp phép Volume. Phiên bản Education yêu cầu mức RAM tối đa là 4GB (32bit) và 512GB (64bit).
Ưu điểm của Windows 10 phiên bản Education
- Có các tính năng như: N-Edition, Continuum, Cortana, Mã hóa thiết bị phần cứng, Microsoft Edge, Đăng nhập tài khoản Microsoft, Quản lý thiết bị di động, Desktop ảo, Windows Hello, Hyper-V (64bit), Azure Active Directory và Private Catalog, Branch Cache, Credential Guard, Device Guard, DirectAccess, Start Screen Control, Windows To Go.
- Kiểm soát trải nghiệm người dùng.
- Có các tính năng cho doanh nghiệp: Lưu trữ doanh nghiệp, Current Branch for Business, Active Directory Member, Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp, Chế độ Internet Explorer Doanh nghiệp, Windows Update cho doanh nghiệp.
- Có tính năng kết nối máy tính từ xa cho cả máy chủ và máy khách.
- Có hỗ trợ nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Home lên phiên bản Pro hoặc Enterprise.
Nhược điểm của Windows 10 phiên bản Education
- Không có tính năng Long Term Servicing Branch.
- Không hỗ trợ nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Pro lên phiên bản Enterprise.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về Windows 10 và một số so sánh về ưu và nhược điểm của 4 phiên bản Windows 10 hiện có trên thị trường. Người dùng nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được phiên bản phù hợp với nhu cầu của mình.